Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

THƠ ĐƯỜNG LUẬT


  • BÀI I 

    THƠ TỨ TUYỆT 

    Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt. 
    Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành. 
    Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. 
    Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo. 

    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối) 

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng: 

    BẢNG LUẬT: 

    T - T - B - B - T - T - B (vần) 
    B - B - T - T - T - B - B (vần) 
    B - B - T - T - B - B - T 
    T - T - B - B - T - T - B (vần) 

    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ). 
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 

    Bài thơ thí dụ để minh họa: 

    1. 
    Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ 
    Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ 
    Xuân về nũng nịu đòi mua pháo 
    Để đón giao thừa thỏa ước mơ 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. 
    Dõi mắt tìm ai tận cuối trời 
    Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi 
    Cay cay giọt lệ sầu chan chứa 
    Mộng ước tình ta đã rã rời 

    Hoàng Thứ Lang 


    3. 
    Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu 
    Đôi mình cách trở bởi vì đâu 
    Canh tàn khắc lụn hồn tê tái 
    Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối) 

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng: 

    BẢNG LUẬT: 

    B - B - T - T - T - B - B (vần) 
    T - T - B - B - T - T - B (vần) 
    T - T - B - B - B - T - T 
    B - B - T - T - T - B - B (vần) 


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ). 
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 

    Bài thơ thí dụ để minh họa: 

    1. 
    Đôi mình cách biển lại ngăn sông 
    Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng 
    Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm 
    Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. 
    Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man 
    Mộng ước tình ta đã lụn tàn 
    Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích 
    Mi buồn lệ ứa mãi không tan 

    Hoàng Thứ Lang 


    3. 
    Rừng phong nhuộm tím cả khung trời 
    Lá úa lìa cành gió cuốn rơi 
    Lối cũ đường xưa em đếm bước 
    Miên man kỷ niệm đã xa vời 

    Hoàng Thứ Lang 
    Sau đây là Luật về Điệu thơ: 

    Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.

    Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau: 

    1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa. 

    2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng. 

    3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ. 

    Hoàng Thứ Lang

  • tieuhongphong
     
    February 12th 2011, 1:17 am
  • BÀI II 

    THƠ TỨ TUYỆT VẦN BẰNG - 2 VẦN 

    Thơ Tứ Tuyệt Vần Bằng 2 vần cũng có hai thể: 
    - Luật Trắc Vần Bằng. 
    - Luật Bằng Vần Bằng. 

    Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần. 

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần: 

    1. THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI) 

    BẢNG LUẬT: 


    T - T - B - B - B - T - T 
    B - B - T - T - T - B - B (vần) 
    B - B - T - T - B - B - T 
    T - T - B - B - T - T - B (vần) 


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn. 
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 

    Trước khi đi vào chi tiết của bài Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần, chúng ta thử cùng nhau ngắt bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra thành nhiều bài Tứ Tuyệt để "nghiên cứu" và phân tích. 

    Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau: 
    - Bài 1: 4 câu đầu (1-4). 
    - Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ). 
    - Bài 3: 4 câu giữa (3-6). 
    - Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ). 

    Thí dụ: bài thơ sau đây: 

    THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ 

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
    Nước còn cau mặt với tang thương 
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

    Bà Huyện Thanh Quan 


    Ngắt ra: 

    1. 
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

    2. 
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
    Nước còn cau mặt với tang thương 
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

    3. 
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
    Nước còn cau mặt với tang thương 

    4. 
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

    Nhận xét: 

    Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. 
    Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. 
    Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. 
    Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. 

    Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần. 

    Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (còn gọi là đối ngẫu). 
    Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường thì chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú thì bắt buộc phải có đối như đã nói trên. 

    Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ý (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được. 

    Bây giờ trở lại ý chính của bài Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Vì chưa làm thơ Thất Ngôn Bát Cú nên chúng ta chỉ làm thơ Tứ Tuyệt không có đối (tương tự như loại 3 vần mà chúng ta đã làm ở bài 1). 

    Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu làm bài thực hành 

    BẢNG LUẬT: 


    T - T - B - B - B - T - T 
    B - B - T - T - T - B - B (vần) 
    B - B - T - T - B - B - T 
    T - T - B - B - T - T - B (vần) 


    Bài thơ thí dụ để minh họa: 

    1. 
    Xác pháo còn vương màu mực tím 
    Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương 
    Nhưng ai lại nỡ quên thề ước 
    Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. 
    Đọc áng thơ sầu sa nước mắt 
    Nghe lời giã biệt giọt châu rơi 
    Trời cao nỡ đoạn tình đôi lứa 
    Kẻ nhớ người thương khổ cả đời 

    Hoàng Thứ Lang 


    3. 
    Yến phượng lìa đàn ai oán thảm 
    Uyên ương lẻ bạn ngẩn ngơ sầu 
    Đôi ta cách trở ngàn sông núi 
    Ngắm mảnh trăng tàn lệ thấm bâu 

    Hoàng Thứ Lang 


    4. 
    Nếu chẳng cùng em chung lối mộng 
    Anh vào cửa Phật nguyện tu hành 
    Chuông chiều mõ sớm quên tình lụy 
    Gởi lại am thiền mái tóc xanh 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI) 

    BẢNG LUẬT: 

    B - B - T - T - B - B - T 
    T - T - B - B - T - T - B (vần) 
    T - T - B - B - B - T - T 
    B - B - T - T - T - B - B (vần) 


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn. 
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 


    Bài thơ thí dụ để minh họa: 

    1. 
    Hè về đỏ thắm màu hoa phượng 
    Ánh mắt buồn tênh buổi bãi trường 
    Gạt lệ chia tay người mỗi ngã 
    Âm thầm cố nén giọt sầu thương 

    Hoàng Thứ Lang 


    2. 
    Trên sông khói sóng buồn hiu hắt 
    Dõi mắt phương trời nhớ cố hương 
    Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh 
    Thương ai khắc khoải đoạn can trường 

    Hoàng Thứ Lang

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

LUẬT THƠ LỤC BÁT

LUẬT THƠ LỤC BÁT



 Trần Mỹ Giống sưu tầm và biên soạn


Tác giả Trần Mỹ Giống
 
          1 - VẦN TIẾNG VIỆT: 
          Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt.

          + Tiếng việt có các vần sau: 



          + Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép.

          Ví dụ:  
          Từ TA có vần là A là nguyên âm A.
          Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N.
          Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A ghép với phụ âm kép NH.

          + Vần tiếng Việt nếu có hai nguyên âm đứng đầu thì tính cả hai nguyên âm đó.

          Ví dụ:
          Từ TOANH có vần là OANH.
          Tuy nhiên cũng có trường hợp lại chỉ tính từ nguyên âm thứ hai. Việc xác định vần trong trường hợp này nên tra cứu bảng thống kê vần trên đây để tham khảo. Ví dụ:
          Từ “quện” có vần là “ên” chứ không phải “uên” vì trong bảng tra vần không có vần “uên”.
          Từ “giang” có vần là “ang” chứ không phải “iang” vì trong bảng tra vần không có vần “iang”.

          2- CÁC LOẠI VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT:

          - Một cặp thơ lục bát gồm hai câu: câu đầu 6 từ, câu hai 8 từ.
          - Thơ lục bát có các loại vần sau:
          Mỗi vần có hai dạng là VẦN BẰNG và VẦN TRẮC tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là dấu) kèm theo nó. Ví dụ: vần “an” có “an”, “àn” là vần bằng, “án”, “ản”, “ãn”, “ạn” là vần trắc.

          + Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền). Ví dụ:
                   “Trăm năm trong cõi người ta
          Chữ tài chữ mệnh khéo  ghét nhau
thì từ “ta”, “nhau” có vần không thanh (không dấu). Còn từ “là” có vần có thanh huyền (dấu huyền).
          Vần bằng trong thơ lục bát: Từ thứ 6 câu lục và từ thứ 8 câu bát thường là vần bằng. Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng (tức vần yêu) của câu bát. Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với vần chân câu lục tiếp sau...
          Ví dụ:
Nhằm ngày mồng Tám tháng ba
Chị em bao hết trai già trai non
          Trai già nhấp chén rượu ngon
Tưng bừng dậm dật như còn... trai           Chị em ngẩn ngẩn ngơ ngơ
Hỏi... cái vật vờ còn... vật được chăng?
                                          (Trai già – Thơ vui Trần Mỹ Giống)

          + Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng.
          Ví dụ:
                   Tò vò mà nuôi con nhện
          Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
          Các từ “nhện” và “quện” mang vần trắc. Trường hợp này rất ít khi dùng. Nếu sử dụng thì bao giờ từ thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải dùng thanh trắc.

          + Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát.
          Ví dụ:
                   Mải mê đuổi bóng bắt hình
           Tóc sương chợt ngộ ra mình ngu ngơ.
                                      (Ngu ngơ – Trần Mỹ Giống)
          Thì vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các vần chân.

          + Vần chính và vần phụ: Vần gieo ở câu trước là vần chính, vần gieo ở câu sau là vần phụ. Nếu vần câu sau cùng vần với vần câu trước thì cũng là vần chính.

          + Vần yêu: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh với từ thứ 4.
          Ví dụ:
                   Yêu em anh nắm cổ tay
          Anh hỏi câu này có lấy anh không.

          + Điệp vận: Vần tiếp sau giống hệt vần trước.

          + Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng một vần thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe mất âm điệu, không hay.
          Ví dụ:
                   Cả đêm thao thức bồn chồn
          Râm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.

          + Lạc vận: Là vần chân câu lục sang vần lưng câu bát, vần chân câu bát sang vần chân câu lục tiếp theo lại không cùng vần, đọc nghe mất âm điệu.
          Ví dụ:
                   Mang danh kẻ sĩ Bắc 
          Lại chui vỏ ốc, lại chuồn đi đâu.

          + Vần thông và lân vận (vần ép): Các vần nối tiếp nhau phải cùng vần (vần chính), nếu vần tiếp theo khác hẳn vần chính thì lạc vận, nếu gần giống vần chính thì gọi là lân vận, nếu vần đọc lên nghe na ná vần chính thì gọi là thông vận (vần phụ).
          Ví dụ:
                   Lù lù ngồi giữa công đường
          Ra oai có vẻ ông hoàng ta đây.

          3 – LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT:
  
         A - Mô hình:

Các từ số:   1        2        3        4        5        6        7        8
Câu lục 1:   +       B       +        T       +        B
Câu lục 2:   +       T       T        +       +        B
Câu bát 1:   +       B       +        T       +        B       +        B
Câu bát 2:   +       T       +        B       +        T       +        B 
 
Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.

          B – Luật bằng trắc trong thơ lục bát:

          - Các từ 2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc (xem mô hình trên).
          - Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.
          - Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ thứ 2 câu lục là thanh trắc thì phải đưa về dạng tiểu đối. Tức là chia câu lục làm 2 về, mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc, từ thứ 6 phải là thanh bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:
                   Đi vạn dặm, viết nghìn trang
          Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.
          Chú ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân, trường hợp hãn hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ: “Khi tựa gối, khi cúi đầu”... Nếu làm thơ nghệ thuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.          - Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối thì từ thứ 4 phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và 6). Nếu ở câu bát đã gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ 6 phải dùng thanh trắc.
          - Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
          Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?

          4 – HỌA THƠ LỤC BÁT:

          Khi họa thơ lục bát cần tuân thủ nghiêm yêu cầu: Từ thứ 5, 7 ở câu bát và từ thứ 5 câu lục không được trùng với bài xướng.
          Khi họa nguyên vận thơ lục bát phải dùng đúng vần (cả vần chân và vần lưng) với bài xướng. Nhưng cũng có thể chỉ họa đúng vần chân cho dễ hơn...

          5 – TẬP KIỀU VÀ LẨY KIỀU:

          - Tập Kiều là lấy nguyên văn câu lục và câu bát ghép lại với nhau thành một bài thơ lục bát hoàn chỉnh. Chú ý: không được thay đổi một từ nào, cũng không được lấy cả cặp câu lục bát liền nhau.
          - Lẩy Kiều là mượn từng câu trong Truyện Kiều, có sửa đổi đôi chút, rồi ghép lại thành một bài thơ có nội dung định thể hiện, không bắt buộc phải giữ nguyên vần.

          6 – TIỂU ĐỐI:

          Thơ lục bát không bắt buộc phải dùng tiểu đối. Nhưng nếu sử dụng thì ở câu lục chia hai phần phải đối nhau toàn diện (thanh, ý, từ). Còn câu bát cũng chia hai phần chỉ cần đối ý, riêng từ thứ 4 và từ thứ 8 phải đối cân cả thanh và ý.
 
          (Phần tiểu đối và niêm xem bài Luật thơ Đường).

                                                                      TMG

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

LỄ HỘI SỜ NGỰC TRONG THÁNG CÔ HỒN






 LỄ HỘI SỜ NGỰC

 TRONGTHÁNG CÔ HỒN

''Hội sờ ti''ở bên Trung Quốc
Thời nhà Tùy đã được hình thành
Ngày này nữ tú ,nam thanh
Xuống đường hào hứng đua tranh góp phần
Để tránh nạn mỗi lần cúng tế
Cho cô hồn.Vì thế cho nên
Các cô đi hội không quên
Nhũ hoa thả lỏng một bên cho sờ
Cô hồn thấy cho là mất dấu
Chê các cô rồi bảo nhau đi
Thế là thoát được mối nguy...
Hội này vẫn được duy trì tới nay
Kể ra cũng hay hay đấy nhỉ
Mong nhiều nơi không chỉ Vân Nam
Tuy rằng đừng có quá ham
Để mà lợi dụng hóa nhàm- mất thiêng
Mỗi miền có nét riêng văn hóa
Nên giữ gìn cho cả mai sau
Dở hay ''đóng cửa bảo nhau''
Phát huy truyền thống dài lâu,vững bền


(DIZIKIMI phóng tác theo nội dung sau

 đây)
Nam giới có thể tùy ý sờ ngực các cô gái 

trong ba ngày tháng 7 âm lịch mà không bị

 coi là hành vi khiếm nhã, thiếu tôn trọng.

Lễ hội sờ ngực hay lễ hội ma quỷ, là một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Di, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Hàng năm, cứ vào ngày 14-16/7 âm lịch, ngoài việc đốt vàng mã cúng tế, tất cả nam và nữ khi ra ngoài đường đều phải tuân thủ quy định của lễ hội sờ ngực. Đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và “được sờ” này sẽ mang đến may mắn cát tường cho bản thân. 
Phụ nữ ăn mặc, trang điểm xinh đẹp đến dự lễ hội. 
Theo tục lệ, các chàng trai và cô gái còn độc thân sẽ ra ngoài đường tụ tập tham dự lễ hội và tìm đối tác. Khi tìm được người ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi... Nhưng ngày nay đa số mọi người, bao gồm cả khách du lịch đến đây, nếu trên đường gặp cô gái mình thích đều có thể tùy ý sờ ngực để lấy may. Các cô gái cũng không vì vậy mà tức giận, ngược lại đều cảm thấy vui vẻ.
Tuy liên quan đến vấn đề giới tính nhưng người dân tộc Di lại coi đây là một ngày lễ truyền thống. Trong thời gian lễ hội diễn ra, nam thanh nữ tú vui chơi, đánh đàn ca hát nhảy múa làm cho không khí trở nên sôi động.
Trong 3 ngày này các cô gái chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với ngực để lộ, mọi người đều có thể không cần kiêng nể mà động chạm. Các cô gái bên ngoài tỏ ra e thẹn và chạy trốn nhưng lại hoàn toàn không có ý trách móc hay giận dữ nào.
Người dân tưng bừng ăn mừng lễ hội. 
Theo truyền thuyết, vào đời nhà Tùy (581 – 619) chiến tranh liên miên, có rất nhiều thanh niên bị bắt đi lính và chết trận khi còn rất trẻ. Do cuộc sống ngắn ngủi chưa tận hưởng hết hương vị của đời nên những người bị chết oan uổng này biến thành những cô hồn đi lang thang khắp nơi bắt các cô gái chưa chồng về làm vợ.
Những cô hồn này lại có tư tưởng “trinh nữ hoàn mỹ” mãnh liệt, không bắt các cô gái đã bị người khác sờ vào ngực. Các cô gái vì không muốn trở thành vợ của quỷ nên nhờ các thanh niên trong bộ tộc sờ lên ngực mình để đổi lấy bình an.
Cứ thế tục lệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút lượng lớn khách du lịch đến nơi đây.
Ngọc Mai

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

VỢ LÀ....




     







VỢ LÀ...

Vợ, từ thiếu nữ hiền lành 

Đến khi xuất giá trở thành ... "quan gia" 
Vợ là con của người ta 
Và ta quen Vợ chẳng qua vì tình 
Có quan thì phải có binh 
Nên ta làm ... lính hầu tình "quan gia" 
Con ta do Vợ sanh ra 
Nên ta với nó ... chẳng bà con chi 
Tại vì hôm Vợ vu quy 
Ta lỡ làm ... lính hầu đi bên nàng 
Làm lính chứ không ... làm tàng 
Tính chất Vợ ta phải càng hiểu hơn 
Mỗi khi mà Vợ giận hờn 
Áp dụng "công thức giản đơn" ... làm huề 
Khi Vợ đã ngỏ lời ... chê 
Nên sửa đổi ... "database" tức thì 
Mỗi khi Vợ nhờ chuyện gì 
"Program" Vợ viết nhớ ghi trong lòng 
Khi Vợ đã nói là ... "không !" 
"Nguyên hàm bất định", đừng mong tìm dò 
Vợ mà nổi nóng giằng co 
"Bảo toàn định luật" phải lo sẵn sàng 
Khi nào cùng Vợ ra đàng 
"Bảy hằng đẳng thức" sẵn sàng lắng nghe 
Mỗi khi mà đã ngừng xe 
Phải lo ... "chuyển vế " mở xe cho nàng 
Cùng Vợ đi vào nhà hàng 
Không nên tự ý "khai hàm tích phân" 
Hễ thấy mặt Vợ nhăn nhăn 
"Khảo sát hàm số " nhưng cần làm thinh 
Vợ ... input chữ "Shopping" 
Thì ... output phải áo xinh, váy đầm ... 
Muốn Vợ đừng có ... chầm bầm 
Credit cards cứ âm thầm ... "khai căn" 
Nếu ... lỡ mà có lăng nhăng 
"Giá trị tuyệt đối" một lần rồi thôi 
Tình Vợ mà có muôn đời 
Phải nhường Vợ chức ... "đương thời quan gia" 
Muốn Vợ trẻ mãi không già 
Lưng ta chắc phải như là ... parabol 
Tính chất Vợ thì phải tuân 
Kẻ làm ... lính phải luôn luôn thật thà 
Nấu cơm, đi chợ, quét nhà ... 
Quan gọi thì ... dạ , bẩm bà có ngay 
Quan thương sẽ cười suốt ngày 
Quan ghét ... lính sẽ bị đày khổ sai 
Hễ ai có cười chê bai 
Đổ thừa ... thương Vợ chứ ai mà đần 
Tính chất phải ... học nhiều lần 
Nếu không áp dụng trăm phần trăm ... thua 
..............................................................




Vợ là mẹ các con ta 
Thường kêu bà xã, hiệu là phu nhân 
Vợ là tổng hợp: bạn thân 
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền... 
Vợ là ngân khố, kho tiền 
Gửi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra 
Vợ là biển cả bao la 
Đôi khi nổi sóng khiến ta chìm phà 
Vợ là âm nhạc, thi ca 
Vừa là cô giáo, vừa là luật sư 
Cả gan đấu khẩu vợ ư 
Cá ươn không muối, chồng hư cãi vờ (vợ) 
Chồng ơi! Đừng có dại khờ 
Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai 
Vợ là phước lộc thọ tài... 
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.. 
Nghe ông định nghĩa vợ hiền 
Tuyệt sao mà tuyệt, tôi liền ....định theo 
Định mà cái ruột tôi teo 
Định như tôi định... thì hèo vào mông! 
Vợ là bạn thiệt phải không? 
Nên luôn lục bóp xem chồng giấu chi 
Vợ là thượng cấp, chỉ huy 
Là người lãnh đạo, bảo gì, chồng vâng! 
Vợ là bà ....mẫu, ông ...thân 
ớm hôm hiếu thảo, ân cần dám quên 
Vợ là cảnh sát ven biên 
Chồng mà "đi lạc", bắt liền, điều tra! 
Vợ là nội tướng trong nhà 
Đồng hồ luôn kiểm, giúp ta đúng giờ 
Vợ là chủ nợ ngây thơ 
Cho chồng tháng tháng ngon ơ, nộp tiền 
Vợ là thư ký rất riêng 
Thư từ, ngăn kéo toàn quyền moi ra 
Vợ còn đại diện quan toà 
Bắt tội phải nhận, bảo tha được nhờ 
Vợ là bà chủ căn cơ 
Quen mồm sai vặt, con thơ ngại bồng 
Vợ còn là những cơn giông 
Thổi chồng ra ngủ salon là thường 
Vơ là cung cách đế vương 
Áo quần sang trọng, đúng đường văn minh 
Vợ với Táo chẳng thân tình 
Chồng bèn một bếp, một mình quyền uy 
Phát thanh, đài vợ rất chì 
Cằn nhằn trăm chuyện phát đi đêm ngày 
Vợ là võ sĩ cao tay 
Ngọn quyền, môn cước nàng hay...thử chồng 
Vợ là ....đủ nghĩa, biết không? 
Ba ngày "định" cũng chưa xong "nghĩa" nàng 
Thôi đành chấm hết. Ngưng ngang! 
Kẻo không, nội tướng lại phang vài hèo! 
Hỡi chồng, nghe thế, có ...tèo 
Teo, nhưng có muốn chèo queo một mình ??? 
Nếu không, chớ định, chớ bình 
Nàng mà nóng mặt thì mình bỏ thây!!

20-1-6-7329-1421725058.jpg
Về mặt kinh tế: Vợ là ngân hàng vô luật pháp, không thể lệ: gửi vào thì dễ, rút ra thì khó mà không thể kiện cáo gì được.
Về mặt tài sản: Vợ là cái gì rất cũ mà không thể thanh lý được.
Về mặt xã hội: Vợ là cá nhân tự do, tình nguyện về chung sống với ta nhưng lại luôn tố cáo ta làm mất tự do của cô ấy, và nếu như ta trả lại thì lại không nhận.
Về mặt cổ học: Vợ là loại đồ cổ càng để lâu càng mất giá.
Về mặt sinh học: Vợ được ví như là 'sư tử'.
Trùm Sò (st)

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, độc giả Thế Lý chia sẻ những định nghĩa rất thú vị về vợ yêu:


Hôm nay mùng 8 tháng 3
Không biết định nghĩa Vợ là chi đây
Vợ là quả ớt chín cây

Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.

Vợ là một đoá hoa hồng 

Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.

Nhiều người nhờ Vợ lên Ông 
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng 
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.

Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.

Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.

Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.

Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.

Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là...

Thế Lý

Vợ là 

Về mặt triết học: Vợ là một thực thể độc lập tồn tại bên ngoài ta, ngoài ý muốn của ta.


Untitled-1-4022-1428915037.jpg
Vợ là người chẳng họ hàng
Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình.
Ngày đầu trông thật là xinh
Môi tươi mắt thắm đến đình cũng xiêu.
Vợ là đáng kính đáng yêu
Kính vợ đắc thọ là điều đương nhiên.
Nhớ vòng chung kết toàn cầu
Nhì trời nhất vợ đứng đầu bảng A.
Vợ là con của người ta
Mà sao tình lại thiết tha mặn nồng.
Vợ là chăn ấm mùa đông
Là dòng suối mát ngày không có tiền.
Vầng trăng vằng vặc trước hiên
Đinh ninh xin giữ lời nguyền nộp lương.
Vợ là két sắt, tủ tường
Muốn mở phải nhả lời thương ngọc ngà.
Vợ là một đôi thùng loa
Mỗi khi điên tiết cả nhà nổi giông.
Dáng như sư tử Hà Đông
Cha con lấm lét mà không dám cười.
Vợ là bình cũ lâu đời
Ai mua chẳng bán tứ thời nâng niu.
Vắng vợ có một buổi chiều
Cha con chống chếnh như diều đứt dây.
Uớc gì có vợ về ngay
Để mang tiếng hát làm say cả nhà!